Hướng dẫn sử dụng Máy toàn đạc điện tử Leica TS03/07

Đăng bởi CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ TRẮC ĐỊA 247 vào lúc 11/06/2020

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ LEICA TS-03 VÀ TS-07

PHẦN 1: GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG

Chức năng của phím

Phím

Mô tả

Nút nguồn: Ấn nút và giữ trong 2s để bật thiết bị và ngược lại

Phím chuyển trang: Phím chuyển sang trang tiếp theo khi có nhiều trang màn hình

Phím yêu thích: Truy cập nhanh vào các chức năng hỗ trợ đo lường.

Phím người dùng 1, 2: Cài đặt một chức năng từ menu yêu thích.

Phím điều hướng: Điều khiển thanh tiêu điểm trong màn hình và thanh nhập trong một lĩnh vực

Phím Enter (OK): Xác nhận một mục và tiếp tục đến trường tiếp theo.

Phím ESC: Thoát khỏi giao diện hiện tại hoặc chế độ soạn sửa hay trở về màn hình trước đó

Phím Home: Trở lại menu chính

Các phím chức năng được gán các hàm biến ở dưới cùng của màn hình

Bàn phím chữ và số để nhập văn bản và giá trị số.

Phím nhanh được cài đặt với các chức năng đo (Meas, Dist)

II. Màn hình

Máy toàn đạc điện tử Leica 03 sử dụng màn hình 3.5" inch 320x240px QVGA, 1 bàn phím ; 28 phím chữ và số 
Máy toàn đạc điện tử Leica TS07 được trang bị màn hình 3.5" inch 320x240px QVGA màu, cảm ứng, 1 bàn phím ; 28 phím chữ và số

III. BIỂU TƯỢNG TRÊN MÀN HÌNH

Các biểu tượng cung cấp thông tin trạng thái liên quan đến các chức năng công cụ cơ bản.Tùy thuộc vào loại màn hình, các biểu tượng khác nhau được hiển thị.

Chế độ EDM không lăng kính để đo cho tất cả các mục tiêu

Lăng kính tiêu chuẩn Leica được chọn

Lăng kính mini Leica được chọn.

Lăng kính Leica mini 0 được chọn

Lăng kính Leica 360°

Lăng kính mini Leica 360°

Tấm phản xạ Leica

Đang lựa chọn chế độ đo với gương của người sử dụng

Chỉ vị trí ống kính ở mặt I

Chỉ vị trí ống kính ở mặt II

Kết nối không dây qua cổng Bluetooth

Biểu tượng Pin chỉ mức Pin còn lại

Chế độ cân bằng nằm ngoài phạm vi cho phép

Chế độ đo liên tục

Chế độ laser dẫn hướng hoạt động

Chế độ cân bằng đang tắt

PHẦN 2: CÀI ĐẶT CHUNG

I. CÀI ĐẶT CÔNG VIỆC

Từ màn hình MAIN MENU > 5. Settings  > 1. Work 

 

1. Ganeral

Trigger Key 1, 2: Phím nhanh  được cài đặt một trong 3 chức năng (Meas, Dist, Off).

USER Key 1, 2: Người dùng cài chức năng từ Menu yêu thích

Tilt Correct: Cài đặt chức năng bù nghiêng (Bật/ Tắt)

Hz Correct.: Cài dặt chức năng bù góc bằng (Bặt/Tắt)

 

2. Screen

Line 1: Tên điển được hiển thị trên trang của chương trình khảo sát.

Line 2 đến Line 14: Xác định các tham số hiển thị trên một trang khảo sát.

 

3. Map: Hiển thị trên bản đồ

Show in map: Loại điểm hiển thị trên bản đồ(điểm đo, điểm cứng hoặc cả 2).

Show PtID: Hiển thị tên điểm trên bản đồ

Only 50 Pts: Hiển thị 50 điểm trên bản đồ

Centre to: Điểm trung tâm bản đồ

II. THIẾT LÂP KHU VỰC, ĐƠN VỊ, THỜI GIAN

Từ màn hình MAIN MENU > 5. Settings > 2.Regional

 

1. General

Hz Increment: Đặt chiều tăng góc bằng

V-Setting: Cài đặt góc đứng

V After DIST: Góc V khu đo DIST

Language: Cài đặt ngôn ngữ.

Lang. Choice: Lựa chọn ngôn ngữ khi mở máy

 

2. Units: Đơn vị hiển thị

Angle Unit: Đặt đơn vị góc

Min. Reading: Đặt số đọc nhỏ nhất.

Dist. Unit: Đặt đơn vị khoảng cách.

Dist.Decimal: Số thập phân (lấy sau dấu ",").

Temp. Unit: Đặt đơn vị nhiệt độ.

Pressure Unit: Đặt đơn vị áp suất.

Grade Unit: Đặt đơn vị độ dốc

III. CÀI ĐẶT KẾT NỐI VỚI MÁY TÍNH

Từ màn hình MAIN MENU > 5. Settings > ấn phím PAGE > 6. Interface

 

Port: Cổng truyền dữ liệu.

Baud rate: Tốc độ truyền dữ liệu.

Data bits: Số bit dữ liệu.

Parity: Kiểm tra chẵn lẻ

StopBits: 1

Flow Control: Kiểm soát lưu lượng

PHẦN 3: CÁCH ĐO CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG

I. QUẢN LÝ DỮ LIỆU

1. Tạo Job

Bước 1: Từ màn hình MAIN MENU > ấn phím PAGE > chọn 7. Job

Bước 2: Ấn F2 (NEW) để tạo Job mới > nhập thông số Job như tên Job, người dùng,... > ấn F4(Cont)

Bước 3: Ấn phím F3 (Cont) > màn hình hiện thông báo SET JOB để kết thúc

Chú ý: Để xóa Job hoặc chỉnh sửa tên Job người dùng ấn phím F4 chọn mục tương ứng Delete hoặc Edit

2. Nhập điểm cứng vào máy toàn đạc điện tử leica TS03 và TS07

Bước 1: Từ màn hình MAIN MENU > ấn phím PAGE > chọn mục 8.Fixpoints

Bước 2: Người dùng ấn F2 (New) > nhập các thông số như tên điểm (PtID), giá trị XYZ tương ứng, mã điểm (Code)

Bước 3: Ấn phím F4 (Cont) màn hình hiện thông báo “Data save!” để kết thúc điểm nhập điểm thứ 1. 

Chú ý:

     Để nhập các điểm tiếp theo người dùng làm tương tự bước 2 và bước 3.

     Để tìm điểm, xóa điểm hay chỉnh sửa điểm người dùng chọn các mục tương ứng là Find, Delete, Edit.

II. THIẾT LẬP TRẠM MÁY

1. Thiết lập trạm máy bằng phương pháp định hướng điểm hướng biết tọa độ

Bước 1: Từ màn hình Main Menu > 1.Setup > F4 (Cont) > Ori. with Coord. > F4 (Cont)

Bước 2: Người dùng nhập thông số trạm máy như tên trạm(Station), cao độ máy (hi) > ấn F3 (Cont) > nhập thông số điểm định hướng, cao độ gương > quay máy ngắm vào gương tại điểm đó ấn nút F1 (Meas) thực hiện đo để kiểm tra độ chính xác đặt trạm và bổ sung trị số góc, cạnh

Bước 3: Máy hiện thông báo sai số trạm máy > chấp nhận sai số người dùng ấn phím F4 (Compute) > F4 (Set) > người dùng chọn F2 (Old) để giữ số cũ, chọn F4 (New) để ghi số liệu mới.

Bước 4: Máy hiện thông báo “ Station & Orientation set!” là cài đặt trạm máy thành công.

2. Thiết lập trạm máy bằng phương pháp góc phương vị tới hướng chuẩn

Bước 1: Từ màn hình Main Menu > 1.Setup > F4 (Cont) > Ori. with Angle. > F4 (Cont)

Bước 2: Người dùng nhập thông số trạm máy như tên trạm (Station), cao độ máy (hi) > ấn F3 (Cont) > nhập thông số điểm định hướng như tên điểm(PtID), cao độ gương, góc phương vị > quay máy ngắm vào gương tại điểm đó ấn nút F1 (Dist) thực hiện đo để kiểm tra độ chính xác đặt trạm và bổ sung trị số góc, cạnh

Bước 3: Án phím F3 (Set) máy hiện thông báo “ Station & Orientation set! ” là cài đặt trạm máy thành công.

3. Thiết lập trạm máy bằng phương pháp giao hội

Bước 1: Từ màn hình Main Menu > 1.Setup > F4 (Cont) > Resection > F4 (Cont)

Bước 2: Nhập tên điểm trạm máy và cao độ máy > ấn F3 (Cont)

Bước 3: Nhập thông số điểm đo số 1 bằng cách  nhập tên điềm ấn phím Enter để tìm điểm từ bộ nhớ máy hoặc ấn F2 (New) để nhập điểm mới > quay máy ngắm vào gương tại điểm đó, đặt chiều cao gương và ấn nút F1 (Meas) thực hiện đo xác định trị số góc, cạnh của điểm đo số 1.

Bước 4: Ấn phím F1 (Measure more points) để đo điểm tiếp theo. Các điểm tiếp theo làm tương tự điểm 1

Bước 5: Sau khi đã đo đủ số lượng điểm đo cần thiết (đo tối tối thiểu 2 điểm và tối đa 5 điểm) máy hiện sai số Accur. Posit (sai số mặt bằng), Accur. Height (sai số cao độ), Accur.Hz (sai số góc). Chấp nhận kết quả ấn phím F4 (Compute) để lưu và kết thúc giao hội.

III. SURVEYING - ĐO CHI TIẾT VỚI MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ LEICA TS07 VÀ TS03

Từ màn hình Main Menu > 2.Survey hoặc từ Main Menu > 4.Apps > 2.Survey > F4 (Cont)

Trước khi đo điểm chi tiết đầu tiên người sử dụng cần nhập vào:

- Tên (hay số thứ tự) điểm chi tiết ở dòng PtID , chú ý rằng: tên điểm chi tiết này phải khác tên điểm trạm máy và tên điểm định hướng và khác tên các điểm đã lưu trong job đó. Số thứ tự của điểm chi tiết tiếp theo người sử dụng sẽ không phải nhập nữa mà nó sẽ tự động tăng lên 1 đơn vị.

- Chiều cao gương (hr)

- Mã (ký hiệu) điểm chi tiết (Code), vì máy có thể định được nhiều khuôn dạng dữ liệu khác nhau nên việc nhập ký hiệu điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý số liệu nội nghiệp, nếu đặt định dạng có đuôi “.dxf”, thì việc nối các điểm trên AutoCAD sẽ thực hiện được một cách dễ dàng nhờ vào ký hiệu điểm. Ví dụ ở màn hình trên là điểm đo “GÓCNHÀ”, khi phun điểm trên AutoCAD sẽ có điểm với ký hiệu là GOCNHA xuất hiện. Sau đó ấn phím F1 (Meas) để đo lưu. Để chuyển sang điểm tiếp theo cần chú ý nhập hr và Code, quá trình đo cứ ấn F1 (Meas).

Chú ý: Khi đo xong muốn tắt máy để đảm ảo dữ liệu được “an toàn”, người sử dụng nên ấn [ESC] để thoát khỏi chương trình trở về màn hình ban đầu sau đó mới tắt máy.

IV. STAKE OUT - CHUYỂN ĐIỂM THIẾT KẾ RA THỰC ĐỊA

Chương trình này dùng để chuyển điểm thiết kế (đã biết trước toạ độ hoặc yếu tố góc và cạnh) ra thực địa. Với chương trình này các điểm lỗ khoan thăm dò mở vỉa, khoan cọc nhồi, định vị công trình,…được chuyển ra ngoài thực địa một cách dễ dàng, với giao diện màn hình hiển thị các thông số cần thiết giúp cho việc điều chỉnh khoảng cách gương ra xa, vào gần, sang trái, sang phải máy để đưa điểm đặt gương hiện thời vào đúng vị trí điểm cần chuyển ra thực địa, do vậy công việc trở lên nhanh hơn và kinh tế hơn rất nhiều. Các bước thực hiện như sau:

Từ màn hình Main Menu  > 3.Setout > F4 (Cont) hoặc từ Main Menu > 4.Apps > 3.Setout > F4(Cont)

Tới đây người sử dụng có 2 cách chuyển điểm thiết kế ra thực địa.

Cách 1: Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào tọa độ đã biết, có thể:

- Nhập trực tiếp toạ độ điểm thiết kế vào

- Gọi điểm thiết kế đã lưu trong bộ nhớ ra.

Cách 2: Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào góc phương vị và khoảng cách đã biết.

1. Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào tọa độ đã biết

Trường hợp 1: Nhập trực tiếp toạ độ điểm thiết kế vào.

Với cách này người sử dụng có thể nhập vào tọa độ điểm thiết kế lưu luôn vào máy hoặc không lưu vào máy.

Trường hợp nhập toạ độ điểm thiết kế lưu lại trong máy

- Ấn F2 (New) >  nhập vào tên điểm (PtID), tên điểm này không được trùng với tên các điểm đã có trong job đang làm việc. Nhập vào tọa độ điểm thiết kế, với: East (Y), North (X), Height (H) > ấn F4 (Cont)

- Tới đây người sử dụng quay máy sao cho góc bằng ở dòng Hz = 0000’00’’, giữ nguyên bàn độ ngang ở trạng thái này rồi ấn phím F2 (Dist) để đo khoảng cách, người đứng máy nhìn khoảng cách để điều chỉnh người đi gương tới khi đo được khoảng cách trên dòng này = 0 là đúng vị trí thiết kế. Sau khi tìm được vị trí mặt bằng, người sử dụng dựa vào chênh cao để điều chỉnh người đi gương nâng lên, hạ xuống sao cho cao độ ở dòng này = 0, khi đó vị trí chân sào gương chính là cao độ của điểm thiết kế. Quá trình đo ấn phím F2 (Dist) nếu muốn lưu ấn F2 (Dist) + F3 (Store). Để chuyển sang chuyển điểm thiết kế khác làm tương tự.

Trường hợp nhập toạ độ điểm thiết kế không lưu lại trong máy

Người sử dụng ấn F4 (↓) 2 lần, ấn phím F2 (MANUAL), sau đó nhập tọa độ điểm thiết kế vào và ấn phím ENTER > F4 (Cont), tới đây làm tương tự như trên.

Trường hợp 2: Gọi điểm thiết kế đã lưu trong bộ nhớ ra

Nếu số lượng điểm thiết kế cần chuyển ra thực địa lớn người sử dụng có thể dựa vào các tọa độ thiết kế để nhập sẵn vào máy hoặc nhập từ máy vi tính sau đó chuyển vào máy để tiện cho quá trình chuyển điểm ngoài thực địa. Người sử dụng có thể gọi điểm đã lưu trong bộ nhớ ra bằng cách:

- Dùng phím di chuyển sang trái/ sang phải ở dòng PtID (khi thanh sáng ở dòng này) để lựa chọn điểm cần chuyển ra ngoài thực địa.

- Trong trường hợp số lượng điểm trong bộ nhớ nhiều, để thao tác được nhanh người sử dụng nên đưa thanh sáng lên dòng Search sau đó nhập tên điểm cần chuyển ra ngoài thực địa (ví dụ điểm A3) rồi ấn Enter → F4 (OK)

- Các bước tiếp theo làm tương tự như trên

2.  Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào góc phương vị và khoảng cách

Người sử dụng ấn F4 (↓) 2 lần > Ấn phím F1 (B&D),

Tới đây người dùng cần nhập:

- PtID: Tên điểm, ví dụ màn hình dưới là điểm 2

- Hz: Góc phương vị

- : Khoảng cách ngang.

Sau khi nhập xong, màn hình hiện ra như sau:

Tiếp theo người đứng máy quay máy sao cho góc bằng ở dòng Hz = 0000’00’’, sau đó giữ nguyên vị trí bàn độ và điều chỉnh người đi gương vào đúng hướng tia ngắm rồi ấn phím F2 (DIST) để đo. Dựa vào khoảng cách hiển thị trên dòng, người đứng máy điều chỉnh người đi gương sao cho khoảng cách đo được trên dòng này = 0, đó chính là điểm thiết kế cần tìm. Quá trình đo ấn F2 (DIST), để ghi lại kết quả ấn phím F2 (DIST) xong ấn F3 (REC).

V. REF.LINE: CHƯƠNG TRÌNH THAM CHIẾU THEO ĐƯỜNG THẲNG

Chương trình này dùng để chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa theo đường chuẩn hoặc dùng để kiểm tra đoạn đường, tim công trình, và các điểm giao nhau giữa các trục chính, trục phụ trong xây dựng,.... Đường chuẩn có thể là chính đường gốc (một trục/ cạnh nào đó của công trình) hoặc được xác định bằng cách tham chiếu tới đường gốc, đường chuẩn có thể được dịch chuyển song song (tức theo khoảng cách Offset), theo chiều dọc (theo khoảng cách Line) hoặc theo chiều thẳng đứng (theo Height) so với đường gốc, hoặc quay quanh (Rotate) điểm gốc thứ nhất một góc cần thiết.

Từ màn hình Main Menu > 4.Apps > ấn phím PAGE 2 lần > 9.Ref.Line > F4 (Cont)

Tới đây tiến hành tạo đường chuẩn (Base line) để định vị hoặc kiểm tra, có 2 cách tạo:

1. Tạo đường chuẩn bằng cách đo trực tiếp ngoài thực địa

Như ta đã biết để tạo thành một đường thẳng thì ít nhất phải biết 2 điểm, nên để tạo đường chuẩn ta phải đo tới 2 điểm gốc.

-  Người dùng nhập tên điểm thứ 1(Point 1) và cao chiều gương tại điểm (hr). Ngắm vào tâm gương điểm gốc thứ 1 ấn F1 (Meas) để đo, màn hình hiện

-  Tiến hành đo tới điểm thứ 2 (Point 2) làm tương tự điểm thứ 1.

Tới đây nếu muốn:

Sử dụng luôn đường gốc vừa đo làm đường chuẩn thì chỉ việc tiến hành đo kiểm tra ấn F2 (Meas Pt) hoặc chuyển điểm thiết kế ra thực địa F3 (Set out)

Tạo đường chuẩn dựa vào đường gốc thì nhập các giá trị:

- Dịch chuyển song song (tức theo khoảng cách Offset) so với đường gốc

- Theo chiều dọc (khoảng cách Line) so với đường gốc

- Theo chiều thẳng đứng (theo Height) so với đường gốc

- Quay quanh (Rotate) điểm gốc thứ nhất một góc (nếu cần).

Tiếp theo người sử dụng có thể làm một trong hai việc đo kiểm tra hoặc chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa theo đường chuẩn.

a. Đo kiểm tra

Nếu muốn đo kiểm tra vị trí điểm xem có đúng thiết kế không, ấn F2 (Meas Pt), màn hình hiện ra

Để đo ấn phím F2 (DIST), sau khi đo xong các số liệu: Offset, Line, và chênh cao so với đường gốc (Point 1) sẽ được hiển thị cho ta biết được vị trí điểm đó có đúng với thiết kế hay không.

b. Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào đường chuẩn

Ấn phím F3 (Set out), màn hình hiện ra

Sau đó tiến hành nhập các giá trị:

- Dịch chuyển ngang (Offset) so với đường chuẩn

- Dịch chuyển dọc (Line) so với đường chuẩn

- Cao độ của điểm thiết kế (Height)

- Chiều cao gương (hr).

Sau đó tiến hành quay máy sao cho góc bằng ở dòng Hz = 0000’00’’, rồi tiến hành ấn phím F2 (DIST) để đo, điều khiển dịch chuyển gương sao cho khoảng cách ngang ở dòng = 0 (m). Để chuyển sang điểm khác ấn phím F4 > F3 [NextPt].

2. Tạo đường chuẩn bằng cách gọi điểm từ trong bộ nhớ máy.

- Để gọi điểm trong bộ nhớ ra làm điểm gốc thứ nhất, thì chỉ việc nhập tên điểm cần làm điểm gốc thứ nhất rồi ấn phím F4 > F1 [FIND] sau đó ấn [OK].

- Chuyến sang điểm gốc thứ 2 làm tương tự.

- Các bước sau làm tương tư cách 1

VI. REF. ARC: CHƯƠNG TRÌNH THAM CHIẾU THEO ĐƯỜNG CONG

Từ màn hình Main Menu > 4.Apps > ấn phím PAGE 2 lần > 1.Ref.Arc > F4 (Cont)

Tới đây có 3 phương pháp tạo đường cong: Centre, Start Point (Tâm đường cong và điểm khởi đầu nằm trên đường), Start & End Pt, Radius (Điểm khởi đầu và điểm kết thúc cùng với bán kính đường cong). 3 Point (3 điểm nằm trên đường cong)

1. Centre, Start Point: Tâm đường cong và điểm khởi đầu đường cong

Tại đây người dùng nhập tâm đường cong bằng 1 trong 2 cách sau:

- Đo trực tiếp ngoài thực địa người dùng ngắm vào mục tiêu và ấn F1 (Meas) 

- Gọi điểm từ bộ nhớ máy người dùng nhập tên điểm ở phần Centre Pt > Enter > F4 > F1(FIND) > F4 (Cont)

Người dùng nhập điểm khởi đầu như nhập tâm đường cong

Khi màn hình hiển thị như hình trên người dùng có thể đo kiểm tra F4 (Meas Pt) hoặc chuyển điểm thiết kế dựa vào đường cong F4 (Set out) tương tự như tham chiếu bằng đường thẳng.

Người dùng tạo đường cong mới bằng cách ấn F1 (New Arc)

2. Start & End Pt, Radius: Điểm khởi đầu và điểm kết thúc cùng với bán kính đường cong

Tại đây người dùng nhập điểm khởi đầu bằng 1 trong 2 cách sau:

- Đo trực tiếp ngoài thực địa người dùng ngắm vào mục tiêu và ấn F1 (Meas) 

- Gọi điểm từ bộ nhớ máy người dùng nhập tên điểm ở phần Start Pt > Enter > F4 > F1 (FIND) > F4 (Cont)

Người dùng tiếp tục nhập điểm kết thúc tương tự như điểm khởi đầu

Người dùng tiến hành nhập bán kính đường cong. Máy hiện thông số dường còn được tính toán

Người dùng ấn phím F4 (Cont) để tiếp tục. Để tạo mới ấn phím F1(New Arc) 

Người dùng ấn phím [PAGE] để lựa chọn dường cong phù hợp. Để đo kiểm tra F3 (Meast) hoặc chuyển điểm thiết kế dựa vào đường cong F4 (Set out) tương tự như tham chiếu bằng đường thẳng.

3. 3 POINT: TẠO ĐƯỜNG CONG BẰNG 3 ĐIỂM NẰM TRÊN ĐƯỜNG CONG

Tại đây người dùng nhập điểm khởi đầu bằng 1 trong 2 cách sau:

- Đo trực tiếp ngoài thực địa người dùng ngắm vào mục tiêu và ấn F1(Meas) 

- Gọi điểm từ bộ nhớ máy người dùng nhập tên điểm ở phần Start Pt > Enter > F4 > F1 (FIND) > F4 (Cont)

Điểm giữa và điểm kết thúc nhập tương tụ như điểm khởi đầu. Nhập xong màn hình máy hiện như sau:

Để đo kiểm tra F3 (Meast) hoặc chuyển điểm thiết kế dựa vào đường cong F4 (Set out) tương tự như tham chiếu bằng đường thẳng.

Để tạo đường cong mới người dùng ấn phím F1 (New Arc)

VII. ĐO KHOẢNG CÁCH

Chương trình này dùng để xác định: khoảng cách nghiêng giữa 2 điểm, khoảng cách ngang giữa 2 điểm, chênh cao giữa 2 điểm, phương vị cạnh (Bearing) nối 2 điểm, độ dốc (grade) giữa 2 điểm. Hai điểm này có thể đo ngoài thực địa hoặc lấy từ trong bộ nhớ của máy hoặc nhập toạ độ từ bàn phím.

1. POLYGON - Phương pháp đa giác

Với phương pháp này người sử dụng có thể áp dụng để kiểm tra độ dốc hay hệ số mái taluy trong giao thông, thuỷ điện,…

Từ màn hình Main Menu > 4.Apps > ấn phím PAGE  > 4.Tie Dist. > F4(Cont)

Tại đây người dùng nhập điểm Point 1 và Point 2 bằng 1 trong 2 cách sau:

- Đo trực tiếp ngoài thực địa người dùng ngắm vào mục tiêu và ấn F1 (Meas) 

- Gọi điểm từ bộ nhớ máy người dùng nhập tên điểm ở phần Centre Pt > Enter > F4 > F1 (FIND) > F4 (Cont)

Sau khi nhập dữ liệu xong màn hình hiển thị như sau

 

Point 1: Điểm thứ 1

Point 2: Điểm thứ 2

Bearing: Phương vị cạnh nối 2 điểm

Grade: Độ dốc giữa 2 điểm

Khoảng cách bằng 2 điểm.

Khoảng cách nghiêng 2 điểm.

Chênh cao 2 điểm.

2. RADIAL: Đây là phương pháp xuyên tâm

(Phương pháp này làm tương tự phương pháp đa giác.)

IX. Trút số liệu qua cổng USB

Ta chọn Jobs và chọn Job nào cần lấy dữ liệu ta chọn dấu + của Job sẽ hiện ra như sau: Lưu ý – Phần Measurement Data là dữ liệu ta đã có, FixPoint là những điểm mốc mà ta đã nhập để trút dữ liệu ta giữ chuột kéo phần dữ liệu sang máy tính “ My computer” bên phải và chọn nơi lưu theo ý muốn khi đó sẽ có bảng sau. Hướng dẫn trút dữ liệu máy toàn đạc Leica

 

Tags : HDSD leica TS03, Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc leica ts03, leica ts 03, MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ Leica TS03, MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ Leica TS07
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

icon icon icon